Truy cập

Hôm nay:
20
Hôm qua:
148
Tuần này:
529
Tháng này:
2875
Tất cả:
279770

Ý kiến thăm dò

Lịch sử hình thành và phát triển của làng, xã Trường Minh

Ngày 10/06/2020 10:11:57

Lịch sử hình thành và phát triển của làng, xã Trường Minh

unnamed.jpg

Quá trình hình thành làng xã từ xa xưa trong lịch sử, đến trước tháng 2 năm 1965, xã Trường Minh là một đơn vị hành chính thuộc huyện Tĩnh Gia (Ngọc Sơn). Trong quá trình phát triển, Tĩnh Gia là một vùng đất giáp biển, với đặc điểm có nhiều nhánh sông ăn vào đất liền. Trước đây, người dân đi lại chủ yếu bằng đường thủy thông qua việc đánh bắt cá, kiếm sống trên sông nước hay giao thương buôn bán giữa các vùng miền. Trong qúa trình đó, người ta đã lựa chọn vùng đất hoang sơ và đầy tiềm năng này làm nơi định cư sinh sống. Căn cứ vào sự lưu truyền qua các đời, vào gia phả các dòng họ thì được biết, việc định cư được xác định vào khoảng thế kỷ thứ XV, thời nhà Hậu Lê. Như vậy, các cư dân đầu tiên đã đến định cư ở Trường Minh cách ngày nay vào khoảng trên dưới 500 năm. Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ X (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra), tên các làng thuộc xã Trường Minh được ghi chép lại gồm: Thôn Phú Viên thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Minh Côi thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia).

Thôn Đội thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Bất Nộ thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Trường Phúc thuộc xã Thạch Ngoại, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Cuối thế kỷ thứ XIX, đời vua Nguyễn Cảnh tông, niên hiệu Đồng Khánh (1886-1888), đã sát nhập, phân chia và vẽ lại bản đồ trong cả nước, được in thành sách: Đồng Khánh địa dư chí. Căn cứ vào đó cho thấy, tên của các làng thuộc xã Trường Minh hiện nay được ghi chép lại gồm: Thôn Phú Viên thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Minh Côi thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện, Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Bất Nộ thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Đặng thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Phú Nẵm thuộc xã Thạch Ngoại, tổng Văn Trường huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Trường Phúc thuộc xã Thạch Ngoại, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Theo những thư tịch trên cho thấy, những thôn (làng) của Trường Minh lúc bấy giờ thuộc 2 xã là Quỳnh Côi và Thạch Ngoại. Hai thôn: Phú Viên và Minh Côi cả hai tài liệu đều thống nhất ghi thuộc xã Quỳnh Côi; thôn Trường Phúc đều ghi thuộc xã Thạch Ngoại. Đến cuối thế kỷ XIX thấy xuất hiện thêm địa danh Phú Nắm thuộc xã Thạch Ngoại. Riêng thôn Đặng thuộc xã Quỳnh Côi phải chăng là thôn Phú Đặng và thôn Đội là Đổi Thôn sau này(?). Nếu vậy, thì có thể khái quát như sau: Đến cuối thế kỷ XIX, những làng của xã Trường Minh ngày nay thuộc các xã Quỳnh Côi và Thạch Ngoại xưa, đó là các làng: Phú Viên, Minh Côi, Trường Phúc, Phú Nắm, Phú Đặng, Đổi Thôn. Đến đầu thế kỷ XX, đời vua Nguyễn Vĩnh San, niên hiệu Duy Tân năm thứ nhất (1907), phân chia lại ranh giới các huyện, sát nhập các tổng nhỏ thành tổng lớn, các làng của xã Trường Minh nay thuộc tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Xã Trường Minh lúc này phát triển lên thành 8 làng, đó là: Làng Phú Nẵm tên nôm là làng Nếnh; làng Thạch Lãng, tên nôm là làng Lằng; làng Trường Phúc, tên nôm là làng Trại Ngoại; làng Trường Đổi; làng Đổi Thôn; làng Minh Côi tên nôm là làng Cun; làng Phú Viên tên nôm là làng Vượn và làng Phú Đặng. Đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, huyện Tĩnh Gia gồm 5 tổng là Văn Trường, Yên Thái, Sen Trì, Vân Trai, Tuần La, bao gồm 206 làng, thôn. Những làng của xã Trường Minh vẫn thuộc tổng Văn Trường. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bãi bỏ đơn vị tổng thành lập xã, các làng Phú Nẵm, Thạch Lãng, Trường Phúc, Minh Côi, Phú Viên và tháp hai trại (trại Đổi và Phú Đặng) thuộc xã Minh Nghĩa huyện Tĩnh Gia. Làng Đổi Thôn nhập vào xã Quỳnh Hương, huyện Tĩnh Gia. Đến năm năm 1947, tháp nhập các xã nhỏ thành xã lớn, gồm có xã Minh Nghĩa, Trường Sơn, Trường Trung, Trường Giang (ngày nay) thành xã Trường Văn và có phân định lại ranh giới, bóc tách làng Đổi Thôn từ xã Quỳnh Hương về xã Trường Văn huyện Tĩnh Gia, đến cải cách ruộng đất. Tháng 7 năm 1954, theo chủ trương của Nhà nước, xã Trường Văn lại được chia thành 4 xã: Trường Giang, Trường Sơn, Trường Trung, Trường Minh. Tên xã Trường Minh ra đời và ổn định từ đó đến nay. Ngày 16 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định về việc thành lập huyện Triệu Sơn, trên cơ sở cắt 20 xã của huyện Nông Cống và 13 xã của huyện Thọ Xuân nhập lại. Tháng 2 năm 1965, huyện Triệu Sơn chính thức được thành lập. Theo đó, 5 xã của huyện Tĩmh Gia được cắt và chuyển giao về huyện Nông Cống, đó là các xã: Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Trường Minh, Trường Trung, Trường Sơn và Trường Giang. Các xã trên cũng như Trường Minh từ đó đến nay thuộc huyện Nông Cống.

Quốc Đoàn


Lịch sử hình thành và phát triển của làng, xã Trường Minh

Đăng lúc: 10/06/2020 10:11:57 (GMT+7)

Lịch sử hình thành và phát triển của làng, xã Trường Minh

unnamed.jpg

Quá trình hình thành làng xã từ xa xưa trong lịch sử, đến trước tháng 2 năm 1965, xã Trường Minh là một đơn vị hành chính thuộc huyện Tĩnh Gia (Ngọc Sơn). Trong quá trình phát triển, Tĩnh Gia là một vùng đất giáp biển, với đặc điểm có nhiều nhánh sông ăn vào đất liền. Trước đây, người dân đi lại chủ yếu bằng đường thủy thông qua việc đánh bắt cá, kiếm sống trên sông nước hay giao thương buôn bán giữa các vùng miền. Trong qúa trình đó, người ta đã lựa chọn vùng đất hoang sơ và đầy tiềm năng này làm nơi định cư sinh sống. Căn cứ vào sự lưu truyền qua các đời, vào gia phả các dòng họ thì được biết, việc định cư được xác định vào khoảng thế kỷ thứ XV, thời nhà Hậu Lê. Như vậy, các cư dân đầu tiên đã đến định cư ở Trường Minh cách ngày nay vào khoảng trên dưới 500 năm. Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ X (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra), tên các làng thuộc xã Trường Minh được ghi chép lại gồm: Thôn Phú Viên thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Minh Côi thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia).

Thôn Đội thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Bất Nộ thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Trường Phúc thuộc xã Thạch Ngoại, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Cuối thế kỷ thứ XIX, đời vua Nguyễn Cảnh tông, niên hiệu Đồng Khánh (1886-1888), đã sát nhập, phân chia và vẽ lại bản đồ trong cả nước, được in thành sách: Đồng Khánh địa dư chí. Căn cứ vào đó cho thấy, tên của các làng thuộc xã Trường Minh hiện nay được ghi chép lại gồm: Thôn Phú Viên thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Minh Côi thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện, Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Bất Nộ thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Đặng thuộc xã Quỳnh Côi, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Phú Nẵm thuộc xã Thạch Ngoại, tổng Văn Trường huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Thôn Trường Phúc thuộc xã Thạch Ngoại, tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Theo những thư tịch trên cho thấy, những thôn (làng) của Trường Minh lúc bấy giờ thuộc 2 xã là Quỳnh Côi và Thạch Ngoại. Hai thôn: Phú Viên và Minh Côi cả hai tài liệu đều thống nhất ghi thuộc xã Quỳnh Côi; thôn Trường Phúc đều ghi thuộc xã Thạch Ngoại. Đến cuối thế kỷ XIX thấy xuất hiện thêm địa danh Phú Nắm thuộc xã Thạch Ngoại. Riêng thôn Đặng thuộc xã Quỳnh Côi phải chăng là thôn Phú Đặng và thôn Đội là Đổi Thôn sau này(?). Nếu vậy, thì có thể khái quát như sau: Đến cuối thế kỷ XIX, những làng của xã Trường Minh ngày nay thuộc các xã Quỳnh Côi và Thạch Ngoại xưa, đó là các làng: Phú Viên, Minh Côi, Trường Phúc, Phú Nắm, Phú Đặng, Đổi Thôn. Đến đầu thế kỷ XX, đời vua Nguyễn Vĩnh San, niên hiệu Duy Tân năm thứ nhất (1907), phân chia lại ranh giới các huyện, sát nhập các tổng nhỏ thành tổng lớn, các làng của xã Trường Minh nay thuộc tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia). Xã Trường Minh lúc này phát triển lên thành 8 làng, đó là: Làng Phú Nẵm tên nôm là làng Nếnh; làng Thạch Lãng, tên nôm là làng Lằng; làng Trường Phúc, tên nôm là làng Trại Ngoại; làng Trường Đổi; làng Đổi Thôn; làng Minh Côi tên nôm là làng Cun; làng Phú Viên tên nôm là làng Vượn và làng Phú Đặng. Đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, huyện Tĩnh Gia gồm 5 tổng là Văn Trường, Yên Thái, Sen Trì, Vân Trai, Tuần La, bao gồm 206 làng, thôn. Những làng của xã Trường Minh vẫn thuộc tổng Văn Trường. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bãi bỏ đơn vị tổng thành lập xã, các làng Phú Nẵm, Thạch Lãng, Trường Phúc, Minh Côi, Phú Viên và tháp hai trại (trại Đổi và Phú Đặng) thuộc xã Minh Nghĩa huyện Tĩnh Gia. Làng Đổi Thôn nhập vào xã Quỳnh Hương, huyện Tĩnh Gia. Đến năm năm 1947, tháp nhập các xã nhỏ thành xã lớn, gồm có xã Minh Nghĩa, Trường Sơn, Trường Trung, Trường Giang (ngày nay) thành xã Trường Văn và có phân định lại ranh giới, bóc tách làng Đổi Thôn từ xã Quỳnh Hương về xã Trường Văn huyện Tĩnh Gia, đến cải cách ruộng đất. Tháng 7 năm 1954, theo chủ trương của Nhà nước, xã Trường Văn lại được chia thành 4 xã: Trường Giang, Trường Sơn, Trường Trung, Trường Minh. Tên xã Trường Minh ra đời và ổn định từ đó đến nay. Ngày 16 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định về việc thành lập huyện Triệu Sơn, trên cơ sở cắt 20 xã của huyện Nông Cống và 13 xã của huyện Thọ Xuân nhập lại. Tháng 2 năm 1965, huyện Triệu Sơn chính thức được thành lập. Theo đó, 5 xã của huyện Tĩmh Gia được cắt và chuyển giao về huyện Nông Cống, đó là các xã: Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Trường Minh, Trường Trung, Trường Sơn và Trường Giang. Các xã trên cũng như Trường Minh từ đó đến nay thuộc huyện Nông Cống.

Quốc Đoàn


Người tốt, việc tốt